Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2017
ĐIỀU GÌ TẠO NÊN SỰ KHÁC BIỆT Ở AIA VIỆT NAM
SỰ KHÁC BIỆT Ở AIA VIỆT NAM.
AIA Việt Nam là thành viên của Tập đoàn AIA, tập đoàn bảo hiểm nhân thọ độc lập, có nguồn gốc Châu Á lớn nhất thế giới được niêm yết. Tập đoàn hoạt động tại 18 thị trường trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Hoạt động tại Việt Nam từ tháng 02/2000, AIA Việt Nam luôn nỗ lực để mang lại những trải nghiệm mới và khác biệt cho khách hàng cũng như cung cấp những giải pháp ngày một tốt hơn cho nhu cầu của họ.
Hoạt động tại Việt Nam từ tháng 02/2000, AIA Việt Nam luôn nỗ lực để mang lại những trải nghiệm mới và khác biệt cho khách hàng cũng như cung cấp những giải pháp ngày một tốt hơn cho nhu cầu của họ.
Là một Công ty bảo hiểm nhân thọ năng động và sáng tạo, sự khác biệt mà AIA mang đến cho khách hàng không chỉ về thương hiệu, về sự chuyên nghiệp mà quan trọng nhất là trải nghiệm dịch vụ.
AIA Việt Nam là công ty đầu tiên trong ngành bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam phát triển ứng dụng iPoS trên ipad nhằm mang lại sự đơn giản và thuận tiện cho khách hàng khi tham gia bảo hiểm.
![]() |
iPoS |
![]() |
@cÔnG_nGhỆ |
AIA Việt Nam cũng là công ty BHNT đầu tiên giới thiệu những mô hình văn phòng đầy sáng tạo, được khách hàng và công chúng đón nhận tích cực, như “nest by AIA”, “AIA Exchange” và GA NEXT:
nest by AIA
là một mô hình dịch vụ khách hàng khác biệt và độc đáo. Đó là một không gian đầy cảm hứng, nơi người dân thành thị có thể đến để mở rộng mối quan hệ, giao lưu, kết nối, và - nếu có nhu cầu - được tư vấn để tham gia bảo hiểm. Các khách hàng hiện hữu của AIA Việt Nam cũng có thể thực hiện các giao dịch liên quan đến hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của mình trong khi thưởng thức hương vị cà phê thơm ngon tại nest by AIA.
![]() |
NEST BY AIA |
![]() |
NEST BY AIA |
![]() |
NEST BY AIA |
AIA Exchange
là không gian làm việc mở, tràn đầy năng lượng dành cho lực lượng Chuyên viên hoạch định tài chính của AIA Việt Nam,
là Học viện ngoại hạng đào tạo đội ngũ Đại lý ngoại hạng và Chuyên viên hoạch định tài chính, và
là nơi để khách hàng có thể gặp gỡ, trao đổi với các chuyên viên hoạch định tài chính, hoặc thực hiện các giao dịch bảo hiểm một cách nhanh chóng và thuận tiện với sự trợ giúp nhiệt tình của đội ngũ nhân viên dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp.
là Học viện ngoại hạng đào tạo đội ngũ Đại lý ngoại hạng và Chuyên viên hoạch định tài chính, và
là nơi để khách hàng có thể gặp gỡ, trao đổi với các chuyên viên hoạch định tài chính, hoặc thực hiện các giao dịch bảo hiểm một cách nhanh chóng và thuận tiện với sự trợ giúp nhiệt tình của đội ngũ nhân viên dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp.
![]() |
H! eXchange |
![]() |
OpEn SpAcE |
![]() |
Sô! đỘnG |
GA NEXT
là mô hình văn phòng Tổng đại lý mới và hiện đại của AIA Việt Nam,
là văn phòng làm việc của lực lượng đại lý chuyên nghiệp của AIA Việt Nam, và
là nơi khách hàng có thể trải nghiệm những dịch vụ tư vấn, giao dịch bảo hiểm trong một không gian mở, hiện đại và thân thiện.
Đội ngũ chuyên viên hoạch định tài chính trẻ trung, năng động toàn thời gian và lực lượng đại lý ngoại hạng chuyên nghiệp. Đội ngũ này được huấn luyện theo các chương trình mà một số người xuất sắc nhất trên thề giới đang được huấn luyện tại Học viện Ngoại hạng AIA – một mô hình huấn luyện chuyên biệt của AIA.
là văn phòng làm việc của lực lượng đại lý chuyên nghiệp của AIA Việt Nam, và
là nơi khách hàng có thể trải nghiệm những dịch vụ tư vấn, giao dịch bảo hiểm trong một không gian mở, hiện đại và thân thiện.
Đội ngũ chuyên viên hoạch định tài chính trẻ trung, năng động toàn thời gian và lực lượng đại lý ngoại hạng chuyên nghiệp. Đội ngũ này được huấn luyện theo các chương trình mà một số người xuất sắc nhất trên thề giới đang được huấn luyện tại Học viện Ngoại hạng AIA – một mô hình huấn luyện chuyên biệt của AIA.
![]() |
GA NEXT HCM |
![]() |
GA NEXT |
![]() |
GA NEXT |
UPDATING...
AIA NEO
Bạn có đang thực sự khỏe mạnh? Hay chỉ là bề nổi của tảng băng chìm?
![]() |
AIA-VITALITY RESEARCH 2016AIA - In Love |
Thứ Năm, 18 tháng 5, 2017
Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017
GÓC GIẢI ĐÁP:
CÓ NHIỀU BẠN THẮC MẮC TÌM TRÊN GOOGLE KHÔNG THẤY VĂN PHÒNG AIA TẠI GÒ VẤP ?
ĐÁP:
SO GÒ VẤP(văn phòng AIA Gò Vấp) là văn phòng chi nhánh thuộc sự quản lý của văn phòng GA HCM3 có địa chỉ tại Lầu 2, tòa nhà Family mart, 469 Thống Nhất, Gò Vấp, HCM. Mọi người nhớ ghé thăm quan nhé..............
:D
:)
![](https://www.facebook.com/images/emoji.php/v8/f51/1/16/1f603.png)
![](https://www.facebook.com/images/emoji.php/v8/f4c/1/16/1f642.png)
"Mẹ ơi! Con muốn..."
"...Một buổi chiều thất thường lúc nắng lúc mưa nhưng lại được coi là rất bình thường với những ai đã gắn bó với thành phố mang tên Bác này. Tôi vội vã bỏ cái áo mưa còn chẳng kịp giũ cho sạch nước chạy thẳng lên khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện nhân dân Gia Định. Đứng ở đầu hành lang, tôi vừa định hỏi y tá phòng Uyên thì nghe thấy cuối dãy tiếng trẻ con lanh lảnh đang trò chuyện. Tôi tò mò đi đến cửa phòng ngó thử vì nghe giọng đứa bé quen quen. Thì ra, bé Nam-con trai Uyên đang ngồi kể cho mẹ nghe câu chuyện ở trường của cu cậu.Nằm trên chiếc giường đơn, một người phụ nữ ngoài 30, khuôn mặt trắng tái, đôi mắt dịu hiền nhìn cậu con trai 5 tuổi bi bô thỉnh thoảng lại liếc ra cửa sổ nhìn về nơi xa xăm.Uyên năm nay 32 tuổi là một giáo viên cấp hai nhiệt tình,năng nổ và cũng rất vui tính.Tôi quen em trong một lần tình cờ đi khu vui chơi trẻ em khoảng gần hai năm trước, bé Tũn nhà tôi với bé Nam chơi với nhau rất hợp trò nhà mạo hiểm thế là 2 mẹ cũng tỉ tê bắt chuyện.Thấy Uyên nói chuyện cũng hợp tính vậy là chị em cũng kết bạn làm thân. Rồi sau thời gian khoảng nửa năm, sau khi biết tôi làm đại lý bảo hiểm, Uyên cũng tỉ tê tâm sự:" Chị à! chị xem có sản phẩm nào phù hợp với gia đình em không tư vấn cho em với. Em cũng tính mua bảo hiểm lâu rồi mà cũng không có biết mua như thế nào với lại ông chồng em cứ gàn bảo mua chi cho phí tiền hai vợ chồng trẻ như thế này thì sợ cái gì.Nhưng mà kệ ổng chị ạ! Em cứ mua vừa bảo vệ mình vừa tiết kiệm một khoản sau này cho con cái học đại học nữa bao nhiêu khoản phải chi." .Sau một hồi tư vấn, cuối cùng Uyên cũng quyết định mua gói sản phẩm"AN PHÚC THÀNH TÀI ƯU VIỆT" vừa bảo vệ gia đình vừa bảo đảm tương lai học hành cho con.Cuộc đời chẳng ai nói trước được chữ ngờ, tuần trước, chồng Uyên gọi điện cho tôi báo Uyên bị Ung thư máu giai đoạn cuối và nhờ tôi làm hồ sơ để công ty bảo hiểm chi trả số tiền bảo hiểm giúp Uyên có điều kiện điều trị.
Nam bi bô với mẹ:" mẹ ơi! sao mẹ không về nhà chơi với con? con nhớ mẹ lắm! Đêm không có ai dắt con đi vệ sinh hết à! Bố ngủ như chết ấy mẹ ạ! Con lay hoài mà bố vẫn ngủ".
Uyên đôi mắt ngấn lệ nhìn con:" Đợi mẹ hết bệnh, mẹ về chơi với con nha! Rồi lúc đó 2 mẹ con mình sẽ trừng trị bố ha!"
Nam:" Ứ chịu! mẹ phải mau mau khỏi bệnh cơ! Sau này lớn lên con sẽ làm bác sĩ chữa cho mẹ một ngày là khỏe để còn về chơi với con chứ!"
Những giọt nước mắt cứ thế lăn dài trên gò má, Uyên ôn chặt bé Nam vào lòng và khóc...
Chứng kiến giây phút đó, tôi như có cái gì đó nghẹn ở cổ không cất lên lời chào hai mẹ con.Trong lòng thầm dâng lên xúc động, ngẹn ngào. Uyên à! e yên tâm nhé dù cho cơn sóng dữ có mạnh mẽ hơn nữa thì gia đình yêu dấu của em vẫn luôn được bảo vệ. Và bé Nam chắc chắn sẽ được chắp cánh để thực hiện ước mơ của mình..."
Trích chia sẻ của chị Nguyễn Thu P - Đại lý bảo hiểm ngoại hạng 5* của AIA.
Thứ Ba, 16 tháng 5, 2017
ChUYÊN MỤC HỎI ĐÁP:
Nguồn: https://goo.gl/qP5Cm1
Độc giả Phạm Hương (34 tuổi, Hà Nội):
Hiện có nhiều người cho rằng Bảo hiểm nói chung và BHNT nói riêng như một hình thức bán hàng đa cấp hoặc lừa đảo tài chính, chỉ có lợi cho các doanh nghiệp Bảo hiểm. Vậy phải hiểu đúng về BHNT như thế nào?
Ông Phùng Đắc Lộc - Nguyên Tổng thư ký hiệp hội bảo hiểm VN:
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm được quy định rất chặt chẽ trong Luật kinh doanh bảo hiểm, Nghị định Chính phủ và Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm. Cụ thể như sau:
Nguồn: https://goo.gl/qP5Cm1
Độc giả Phạm Hương (34 tuổi, Hà Nội):
Hiện có nhiều người cho rằng Bảo hiểm nói chung và BHNT nói riêng như một hình thức bán hàng đa cấp hoặc lừa đảo tài chính, chỉ có lợi cho các doanh nghiệp Bảo hiểm. Vậy phải hiểu đúng về BHNT như thế nào?
Ông Phùng Đắc Lộc - Nguyên Tổng thư ký hiệp hội bảo hiểm VN:
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm được quy định rất chặt chẽ trong Luật kinh doanh bảo hiểm, Nghị định Chính phủ và Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm. Cụ thể như sau:
- Đáp ứng đủ điều kiện và thủ tục hành chính về việc thành lập DNBH Nhân thọ quy định tại Luật kinh doanh bảo hiểm, Nghị định 45 trước đây, Nghị định 73 (từ 1/7/2016) mới được Bộ Tài chính cấp phép.
- Trong quá trình hoạt động: đội ngũ quản lý điều hành đáp ứng được tiêu chuẩn quy định, biên khả năng thanh toán lớn hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu, vốn phát định lớn hơn hoặc bằng 600 tỷ đồng. Các thay đổi về người quản lý điều hành, trụ sở và chi nhánh văn phòng kinh doanh, vốn điều lệ, nội dung và thời gian hoạt động, mua bán sát nhập, giải thể…phải được Bộ Tài chính phê chuẩn.
- Nội dung hợp đồng bảo hiểm phải được Bộ Tài chính phê chuẩn khi đáp ứng được các quy định tại Chương II – Hợp đồng bảo hiểm trong Luật kinh doanh bảo hiểm (từ điều 13 đến điều 39)
- Quy tắc điều khoản biểu phí bảo hiểm của DNBH được xây dựng theo đúng quy định tại Nghị định 45 và hiện nay là Điều 39 Nghị định 73/2016/CP.
- Bộ Tài chính phê duyệt sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trước khi DNBH được phép triển khai bao gồm hợp đồng bảo hiểm, quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm; công thức, phương pháp và giải trình cơ sở kỹ thuật dùng để tính phí và dự phòng nghiệp vụ, mẫu giấy yêu cầu bảo hiểm, tài liệu giới thiệu sản phẩm bảo hiểm, minh họa bán hàng, các mẫu đơn mà bên mua bảo hiểm phải kê khai và ký khi mua bảo hiểm.
- Trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và đầu tư tài chính từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, tách chia lãi giữa chủ sở hữu và chủ hợp đồng bảo hiểm theo đúng quy định của Bộ Tài chính.
- Đào tạo, tuyển dụng, trả hoa hồng đại lý đúng quy định của Bộ Tài chính
- Khi có nguy cơ mất khả năng thanh toán phải báo cáo BTC và đề ra các giải pháp khôi phục. Nếu không tự khôi phục được sẽ phải thực hiện các giải pháp theo yêu cầu của Bộ Tài chính để khôi phục khả năng thanh toán.
- Khi DNBH mất khả năng thanh toán, khách hàng sẽ được đảm bảo quyền lợi từ Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm do các DNBH đóng góp hàng năm tối đa 0,3% doanh thu.
Do vậy, nói bảo hiểm là lừa đảo, bán hàng đa cấp là sai. Người dân hoàn toàn có thể tin tưởng sự làm ăn chân chính và lâu dài của các DNBH nhân thọ tại Việt Nam. Ngoài ra, nhìn bên ngoài việc bán bảo hiểm qua đại lý giống mô hình đa cấp nhưng đại lý chỉ được bán sản phẩm bảo hiểm với các quy tắc điều khoản biểu phí, hợp đồng bảo hiểm, giấy yêu cầu bảo hiểm, đơn bảo hiểm, minh họa bán hàng đã được Bộ Tài chính phê chuẩn, không được thêm bớt. Đại lý bảo hiểm hưởng hoa hồng năm đầu tối đa 25% phí bảo hiểm thu được với hợp đồng dưới 10 năm, tối đa 40% với hợp đồng kỳ hạn trên 10 năm trong đó có bao gồm chi phí phải bỏ ra để khai thác hợp đồng bảo hiểm. Từ năm thứ 2 trở lên chỉ được hưởng 5% đến 7% việc chi trả hoa hồng cũng được Bộ Tài chính quy định, DNBH không được tự ý làm sai.
Hệ thống văn bản pháp luật về bảo hiểm
(Nguồn AIA-VN)
(Nguồn AIA-VN)
Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về kinh doanh bảo hiểm
Các văn bản pháp luật liên quan đến điều chỉnh hoạt động đại lý bảo hiểm
Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10,
Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi số 61/2010/QH2012
Nghị định 45/2007, 123/2011, 91/2014, 65/2013,…
Thông tư 124/2012, 125/2012, 86/2014, 151/2014, 111/2013, 194/2014,…
Quyết định số 35/QĐ - NCĐT
Các văn bản pháp luật liên quan đến điều chỉnh hoạt động đại lý bảo hiểm
Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10,
Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi số 61/2010/QH2012
Nghị định 45/2007, 123/2011, 91/2014, 65/2013,…
Thông tư 124/2012, 125/2012, 86/2014, 151/2014, 111/2013, 194/2014,…
Quyết định số 35/QĐ - NCĐT
Nguồn_AIA VN
Bảo hiểm nhân thọ - khởi nguyên(P2)
Bảo hiểm nhân thọ - Nguồn gốc và lịch sử hình thành(P2).
(Nguồn AIA-VN)
(Nguồn AIA-VN)
Trên thực tế, ý tưởng về hoạt động dự trữ, bảo hiểm xuất hiện từ những thời kỳ cổ xưa của nền văn minh nhân loại. Việc dự trữ thức ăn được từ săn bắn hái lượm thời nguyên thủy có thể coi là những hành động có ý thức đầu tiên của con người nhằm bảo vệ mình trước những rủi ro, bất trắc.
Khoảng năm 2500 TCN, những người thợ đẽo đá xây dựng kim tự tháp ở Ai Cập đã lập ra các quỹ tương hỗ để giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ rủi ro cho những người gặp hoạn nạn. Những người Trung Hoa cổ đại, thời nhà Chu vào khoảng những năm 500 TCN cũng đã sử dụng kỹ thuật phân chia rủi ro đơn giản bằng cách tổ chức các đoàn thuyền vận chuyển hàng hóa và súc vật trên dòng song Dương Tử, trong đó hàng hóa của mỗi chủ hàng được chia nhỏ cho mỗi thuyền chuyên chở và nếu chiếc nào bị chìm thì các thương gia cùng nhau gánh chịu. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã được biết đến trước đây từ hơn nửa thiên niên kỷ. Mở đầu là hoạt động bảo hiểm hàng hải với đơn bảo hiểm cổ nhất còn lưu giữ đến ngày nay là đơn bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển được phát hành tại Gênes(Italia), bảo hiểm cho chuyến hàng từ Gênes đến Marjo-rca vào năm 1347. Năm 1424, cũng tại bến cảng Gênes, doanh nghiệp bảo hiểm đầu tiên của ngành bảo hiểm đường biển và đường bộ được thành lập. Sau bảo hiểm hàng hải đã lần lượt ra đời những loại bảo hiểm khác. Bảo hiểm hỏa hoạn đã ra đời sau sự cố hỏa hoạn ở London năm 1666 kéo dài trong 4 ngày, thiêu cháy khoảng 13,200 nóc nhà, trong đó có đến 87 nhà thờ. Bảo hiểm nhân thọ và doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đầu tiên cũng ra đời tại Anh vào năm 1762. Cuối thế kỷ 19, cùng với sự xuất hiện của nền sản xuất đại công nghiệp cơ khí, hàng loạt các nghiệp vụ bảo hiểm xuất hiện và phát triển rất nhanh như bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm vỡ kính, bảo hiểm mưa đá và băng tuyết, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm máy bay, bảo hiểm trách nhiệm dân sự,…
Bảo hiểm nhân thọ - khởi nguyên.
Bảo hiểm nhân thọ - Nguồn gốc và lịch sử hình thành(P1).
(Nguồn AIA-VN)
(Nguồn AIA-VN)
Rủi ro chính là nguồn gốc phát sinh nhu cầu về bảo hiểm.
Trong cuộc sống lao động cũng như trong sản xuất kinh doanh, con người mặc dù đã chú ý ngăn ngừa và để phòng, những rủi ro có thể xảy ra. Chẳng hạn, do thiên đã gây ra bão, lũ lụt, động đất,… làm thiệt hại đến tính mạng, tài sản và làm sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Hơn nữa, chính sự phát triển của lực lượng sản xuất, một mặt đã thúc đẩy sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao năng suất lao động cho con người, giúp con người kiểm soát, hạn chế được phần nào đó rủi ro, tai nạn với mức độ đe dọa, nguy hiểm nhiều hơn như tai nạn ôtô, máy bay,…Môi trường xã hội cũng là một trong những nguyên nhân của các loại rủi ro. Nếu xã hội được tổ chức quản lý chặt chẽ, mọi người sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, việc chăm sóc sức khỏe được thực hiện tốt,… thì sẽ không xảy ra hoặc hạn chế hiện tượng trộm cắp, thất nghiệp, ốm đau, bệnh tật, mất khả năng lao động, thu nhập giảm sút,…
Có nhiều quan niệm về rủi ro, tuy nhiên các quan niệm về rủi ro đều có những quan điểm tương đồng khi gán cho rủi ro hai đặc điểm cơ bản là: Tính bất thường trong khả năng xảy ra và dẫn đến hậu quả xấu.
Hiểu một cách chung nhất thì: Rủi ro là khả năng xảy ra biến cố bất thường có hậu quả thiệt hại hoặc mang lại kết quả không mong đợi.
Khi xảy ra rủi ro, thường dẫn đến hậu quả thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, hư hại tài sản, gián đoạn sản xuất kinh doanh,… gây ảnh hưởng đến tài chính và cuộc sống của mỗi chúng ta. Từ xa xưa con người đã có nhiều biện pháp để hạn chế(hay kiểm soát) hậu quả của rủi ro. Tuy nhiên, có 4 phương pháp cơ bản thường được sử dụng như sau:
• Né tránh rủi ro.
• Kiểm soát rủi ro.
• Chấp nhận rủi ro.
• Chuyển giao rủi ro: là mô hình lý tưởng nhất, từ hình thức chuyển giao rủi ro thô sơ đến hình thức tham gia bảo hiểm. Đây là công cụ đối phó với hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra và có hiệu quả nhất.( Ví dụ điển hình của hình thức phân tán rủi ro hay chuyển giao rủi ro thô sơ là ngay từ thời trung cổ, các chủ thuyền vận tải hàng hóa đường biển đã biết cách không tập trung vận chuyển tất cả hàng hóa của mình vào một thuyền mà phân tán sang các thuyền khác nhau hoặc sang thuyền của các chủ khác để hạn chế khả năng xảy ra tổn thất lớn. Sau này khi nền kinh tế đạt đến một trình độ phát triển nhất định thì hoạt động kinh doanh bảo hiểm như ngày nay mới thực sự xuất hiện).
• Né tránh rủi ro.
• Kiểm soát rủi ro.
• Chấp nhận rủi ro.
• Chuyển giao rủi ro: là mô hình lý tưởng nhất, từ hình thức chuyển giao rủi ro thô sơ đến hình thức tham gia bảo hiểm. Đây là công cụ đối phó với hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra và có hiệu quả nhất.( Ví dụ điển hình của hình thức phân tán rủi ro hay chuyển giao rủi ro thô sơ là ngay từ thời trung cổ, các chủ thuyền vận tải hàng hóa đường biển đã biết cách không tập trung vận chuyển tất cả hàng hóa của mình vào một thuyền mà phân tán sang các thuyền khác nhau hoặc sang thuyền của các chủ khác để hạn chế khả năng xảy ra tổn thất lớn. Sau này khi nền kinh tế đạt đến một trình độ phát triển nhất định thì hoạt động kinh doanh bảo hiểm như ngày nay mới thực sự xuất hiện).
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)